GIAO HẾT TIỀN KHI CÔNG CHỨNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT - LIỆU CÓ RỦI RO ?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, khi thực hiện việc mua bán đất cần phải lập thành hợp đồng. Hợp đồng mua bán đất phải được công chứng chứng thực, việc công chứng hợp đồng là căn cứ pháp lý để khi trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Vậy ” giao hết tiền mua đất khi công chứng liệu có an toàn” hay không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng Phúc Gia phân tích nhé :
Hợp đồng công chứng có giá trị rất quan trọng trong giao dịch mua bán nhà đất. Cụ thể, theo Điều 5 Luật Công chứng, hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật
Như vậy, dù hợp đồng công chứng mang ý nghĩa lớn, có thể gần như đảm bảo chắc chắn việc mua bán đã hoàn thành nhưng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất lại chỉ có hiệu lực khi được đăng ký vào sổ địa chính theo đúng quy định.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi bên mua đã thanh toán hết tiền mua đất lại bị bên bán làm khó, chẳng hạn:
Không chịu đóng thuế thu nhập cá nhân: Khi bán đất, bên bán sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân, bên mua sẽ đóng lệ phí trước bạ. Muốn đăng ký sang tên, phải có đầy đủ biên lai đóng thuế. Nếu bên bán không đóng thuế thì bên mua không đủ hồ sơ để làm Sổ đỏ.
Như vậy, có nhiều rủi ro khi giao hết tiền mua đất khi công chứng. Bên mua nên giữ lại khoảng để đảm bảo các vấn đề phát sinh về sau.
Tuy nhiên, thông thường rất khó để người bán đồng ý điều kiện này, vì vậy theo kinh nghiệm thực tế thông thường thì khi giao dịch mua bán bất động sản đã có sổ, người mua thường sẽ giữ lại phần đóng thuế thu nhập cá nhân của người bán, khi có thông tin đóng thuế từ cơ quan nhà nước, thì người mua sẽ chuyển khoản cho bên môi giới để thực hiện nghĩa vụ.