HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CÔNG CHỨNG KHI MUA NHÀ ĐẤT - CÓ ĐƠN GIẢN ?
Có câu chuyện thế này : Ông A muốn bán và ông B một căn nhà của mình. Hai bên đã thỏa thuận một giá và đặt cọc công chứng. Sau khi đặt cọc công chứng, ông A đã tin tưởng ông B sẽ mua căn nhà của mình.
Tuy nhiên, ông B đã thay đổi ý định và không muốn mua nữa. Ông A đã rất buồn và lo lắng vì không biết làm thế nào để tiếp tục bán căn nhà của mình. Nhưng ông không quên tìm kiếm giải pháp và đã tìm thấy ông C, người đã quan tâm đến căn nhà này.
Sau đó, khi ông A muốn bán căn nhà cho ông C, 2 ông ra văn phòng công chứng thì được thông báo không thể giao dịch vì hồ sơ căn nhà đang bị treo vì hợp đồng cọc cũ giữa ông A và ông B . Liên hệ lại ông B thì ông chây ì, đòi lại cọc mới chịu ra hủy công chứng ( Theo quy định pháp luật, muốn hủy cọc công chứng thì phải có sự đồng ý của 2 bên đã ký và cùng ra vpcc để hủy ). Bây giờ muốn bán cho bất kỳ ai cũng rất khó
Câu chuyện này đưa ra một bài học cho những ai bán nhà mà cọc công chứng, nếu có cọc công chứng khi bán tài sản (thường là theo yêu cầu của người mua) , thì số tiền cọc phải đủ lớn, để trường hợp hết thời gian cọc người mua vẫn không chịu mua, thì muốn đơn phương hủy hợp đồng cọc công chứng phải chi phí thừa phát lại, thuê luật sư và tố tụng đúng quy định, khi đó số tiền cọc phải lớn để bù vào chi phí này.